Thứ Tư, Tháng Tư 24
Shadow

Chứng Khoán Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Về Thị Trường Chứng Khoán

 

chung-khoan-la-gi

Chứng khoán là gì? Những năm gần đây đầu tư chứng khoán ngày càng trở thành lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư vì lợi nhuận mà nó mang lại. Nắm rõ những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán là gì rất cần thiết. Bài viết sau Phân tích báo cáo tài chính chia sẻ chi tiết đến bạn đọc.

I. Chứng Khoán Là Gì?

Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.

Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.

Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.

Chứng khoán có các thuộc tính sau:

– Thứ nhất, chứng khoán có tính thanh khoản, nghĩa là chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt;

– Thứ hai, chứng khoán có tính sinh lời, nghĩa là chứng khoán có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;

– Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.

Quy định của pháp luật các nước về các loại chứng từ có giá là chứng khoán không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác.

Quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành phụ thuộc vào loại chứng khoán. Ví dụ. Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi vừa có quyền sở hữu chủ đối với tổ chức phát hành còn người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi (thu nhập) từ tổ chức phát hành.

Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh (có ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).

Các loại chứng khoán

Có 3 loại chứng khoán chính, phổ biến trên thế giới, gồm:

– Chứng khoán vốn

– Chứng khoán nợ

– Chứng khoán phái sinh

II. Kiến Thức Cơ Bản Về Thị Trường Chứng Khoán

1. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu hoặc trái phiếu giữa các nhà đầu tư và thông qua môi giới là các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán có thể bao gồm các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai như chia cổ phần thông qua việc gọi vốn cộng đồng.

Thị trường chứng khoán được quản lý bởi các cơ quan, tổ chức bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) cùng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Bên cạnh đó, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) có vai trò là nơi lưu trữ các thông tin về chứng khoán.

2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán

Các đặc điểm của thị trường chứng khoán.

– Tính thanh khoản: Chứng khoán là loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn các loại khác nhờ vào khả năng mua bán nhanh chóng qua thị trường. Hiện nay, cổ phiếu là loại hình mang tính thanh khoản cao nhất.

– Rủi ro theo thị trường: Chứng khoán là loại tài sản chịu tác động thông qua biến đổi của thị trường làm ảnh hưởng đến giá trị. Các vấn đề tạo nên rủi ro có thể là lạm phát, chính trị hoặc biến động của chính thị trường đó.

– Khả năng sinh lời: Chứng khoán có khả năng sinh lời ổn định thông qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp hoặc biến động tăng giá chứng khoán trên thị trường.

thi-truong-chung-khoan

 

3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có vai trò và chức năng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể với từng nhóm đối tượng, thị trường chứng khoán sẽ có các lợi ích sẽ như sau.

a. Đối với nền kinh tế:

– Là thước đo sức mạnh kinh tế tại thời điểm đó. Nền kinh tế đang phát triển tốt hay không thể hiện qua các chỉ số đo lường thị trường hoặc sự phát triển giá cổ phiếu của các công ty.
– Thị trường chứng khoán sẽ giúp chính phủ kiểm soát tốt hơn tình hình hoạt động của các công ty niêm yết thông qua các bản báo cáo kinh doanh, sản xuất định kỳ được công bố.

b. Đối với các doanh nghiệp:

Là nguồn vốn dài hạn để phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, được huy động thông qua việc phát hành chứng khoán bên cạnh việc đi vay ngân hàng.

c. Đối với nhà đầu tư:

– Có tiềm năng đầu tư lớn, ngoài ra do tính rủi ro cao nên nhà đầu tư sẽ cần tìm hiểu nhiều trước khi tiến hành giao dịch mua bán.

– Cơ hội tăng lợi nhuận cao, do thị trường chứng khoán có xu hướng tăng theo sự phát triển của kinh tế. Nên nếu bạn đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển ổn định sẽ giúp bạn có thêm nguồn lợi nhuận đảm bảo.

3. Cần chuẩn bị gì để đầu tư vào chứng khoán?

Sau khi hiểu về thị trường chứng khoán là gì thì việc chuẩn bị hành trang để giúp nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường là vô cùng quan trọng. Cụ thể sẽ bao gồm:

– Nguồn tài chính: Là điều kiện cần để đầu tư vào chứng khoán. Số vốn sẽ phụ thuộc vào khối lượng tài sản, mong muốn về lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

– Kiến thức thị trường chứng khoán: Để có thể đầu tư sinh lợi nhiều thì nhà đầu tư cũng phải chấp nhận những rủi ro lớn. Vì thế bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về chứng khoán để có thể phân tích thị trường mỗi ngày và đầu tư hiệu quả hơn.

– Trang thiết bị giao dịch: Để thực hiện mua bán trao đổi, nhà đầu tư không cần phải ra trực tiếp sàn chứng khoán mà chỉ cần sử dụng thiết bị có kết nối mạng như laptop hay điện thoại thông minh là có thể tiến hành nhanh chóng.

– Thông tin kinh tế thị trường: Các thông tin về chính trị, xã hội hoặc kinh tế vĩ mô,… cũng ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán. Vì thế nhà đầu tư nên theo dõi tin tức mới nhất thường xuyên để tư duy và lên chiến lược đầu tư phù hợp.

– Ngoài ra nếu nhà đầu tư mới chưa có nhiều thời gian, kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng về thị trường chứng khoán,….thì có thể cân nhắc đầu tư hình thức quỹ mở.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán. Hy vọng hữu ích với bạn đọc.

>> Xem thêm: Thuật Ngữ Chứng Khoán Cho Người Mới Bắt Đầu

khoa hoc phan tich tai chinh doanh nghiep

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *