Thứ Năm, Tháng Tư 25
Shadow

Giám Đốc Tài Chính Là Gì? Làm Gì? Mức Lương?

 

giam-doc-tai-chinh-la-gi

Giám đốc tài chính rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong các tập đoàn lớn. CFO xây dựng kế hoạch quản trị tài chính để khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Cảnh báo các mối đe dọa kinh doanh qua phân tích tài chính. Tìm hiểu Giám Đốc Tài Chính Là Gì? Làm Gì? Mức Lương? ở bài viết sau của Phân tích báo cáo tài chính.

1. Giám đốc tài chính là gì?

Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer) là một trong các giám đốc cấp cao, giám sát toàn bộ bộ phận tài chính kế toán và phụ trách các công việc liên quan tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp, bao gồm phân tích tính hình tài chính, lên kế hoạch tài chính, quản lý nguy cơ tài chính, làm báo cáo trình ban giám đốc.

Giám đốc tài chính viết tắt là gì? Giám đốc tài chính viết tắt là CFO.

Giám đốc tài chính báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), hoặc chủ tịch hội đồng quản trị. Giám đốc tài chính thường có một ghế trong hội đồng quản trị.

2. Đối tượng của giám đốc tài chính

Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

3. Chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính

Vị trí giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty bao gồm theo dõi dòng tiền, lập kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro.

Dưới đây là chức năng nhiệm vụ của một CFO.

3.1. Lập kế hoạch

– Hỗ trợ xây dựng định hướng tương lai của công ty và hỗ trợ các sáng kiến chiến thuật

– Giám sát và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kinh doanh chiến lược

– Phát triển chiến lược tài chính và thuế

– Quản lý yêu cầu vốn và quy trình lập ngân sách

– Phát triển các biện pháp thực hiện và hệ thống giám sát hỗ trợ định hướng chiến lược của công ty

3.2. Hoạt động

– Tham gia vào các quyết định quan trọng như là một thành viên của nhóm quản lý điều hành

– Duy trì mối quan hệ với tất cả các thành viên của nhóm quản lý

– Quản lý kế toán, nguồn nhân lực, quan hệ nhà đầu tư, bộ phận pháp lý, thuế và kho bạc

– Quản lý bất kỳ bên thứ ba nào có chức năng tài chính hoặc kế toán đã được thuê ngoài

– Giám sát hoạt động tài chính của các công ty con và hoạt động nước ngoài

– Giám sát hệ thống xử lý giao dịch của công ty

– Thực hiện các hoạt động thực tiễn tốt nhất cho công ty

– Giám sát các kế hoạch lợi ích của nhân viên, đặc biệt chú trọng đến việc tối đa hóa lợi ích – chi phí.

3.3. Thông tin tài chính

– Giám sát việc phát hành thông tin tài chính

– Báo cáo kết quả tài chính cho ban giám đốc

3.4. Quản lý rủi ro

– Hiểu và giảm thiểu các yếu tố chính của hồ sơ rủi ro của công ty

– Giám sát tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty và các vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến ngành

– Đảm bảo rằng công ty tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý và quy định

– Duy trì bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro

– Đảm bảo rằng việc lưu trữ hồ sơ đáp ứng các yêu cầu của kiểm toán viên và cơ quan nhà nước

– Báo cáo các vấn đề rủi ro cho ủy ban kiểm toán của ban giám đốc

– Duy trì mối quan hệ với kiểm toán viên bên ngoài

3.5. Kinh phí

– Theo dõi số dư tiền mặt và dự báo tiền mặt

– Sắp xếp tài trợ nợ và tài trợ vốn

– Đầu tư quỹ

– Đầu tư quỹ hưu trí

3.6. Hoạt động khác

– Tham gia vào các cuộc họp với các nhà đầu tư

– Duy trì mối quan hệ với các ngân hàng

– Là đại diện của công ty với các ngân hàng và nhà đầu tư

4. Mô tả công việc giám đốc tài chính

cong-viec-cua-giam-doc-tai-chinh

4.1. Trách nhiệm

– Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

– Hoạch định chiến lược tài chính của Doanh nghiệp.

– Đánh giá các chương trình hoạt động của Doanh nghiệp trên phương diện tài chính.

– Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất.

– Thiết lập cơ cấu tư bản của Doanh nghiệp.

– Duy trì khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp và đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp.

– Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý.

– Đảm bảo rằng các loại tài sản của Doanh nghiệp được kiểm soát và sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi.

– Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.

– Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, Phòng Xuất Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ … trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn Công ty, đồng thời cam kết:

– Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các Đơn vị Sản xuất, Phòng Sản xuất và Phòng Kinh Doanh

– Tiếp thị trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn hoạt động đồng thời cam kết nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả cuối cùng.

– Báo cáo với Tổng Giám đốc định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động SXKD đình trệ và thiệt hại.

– Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các Giám đốc thành viên Ban Giám đốc Công ty, với hoạt động của các Đơn vị SXKD và sâu sát trong Công ty.

– Thực hiện các công việc được ủy quyền khi Tổng Giám đốc vắng mặt

4.2. Quyền hạn

– Ký duyệt các văn bản Kế hoạch tài chính

– Ngân sách và những quy định về quản lý tài chính – ngân sách.

– Xem xét và trình Giám đốc phê duyệt các Đơn hàng và Hợp đồng SXKD về năng lực tài chính của Công ty.

– Xem xét và phê duyệt chi tiêu tài chính – ngân sách đối với mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở quản lý kế hoạch và định mức tài chính được quy định cho từng đối tượng theo nguyên tắc đảm bảo CLSP và hiệu quả cuối cùng.

– Yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp phụ trách nhiệm vụ kế hoạch Tài chính

– Ngân sách Yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp hay Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh, các Trưởng Phòng, Ban liên quan thực hiện Mục tiêu, Chính sách của Công ty, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ Tài chính

– Ngân sách đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. Đồng thời, yêu cầu báo cáo công việc của mỗi Đơn vị khi cần thiết.

– Ký duyệt các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm.

– Xem xét kiểm tra và trình Giám đốc phê duyệt các Báo cáo Tài chính

– Ngân sách theo Pháp lệnh Kế toán

–Thống kê quy định.

4.3. Tiêu chuẩn để đảm đương vị trí giám đốc tài chính

– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học.

– Trình độ chuyên môn: Kế toán, tài chính, quản trị, kế toán trưởng

– Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh – Trình độ C trở lên.

– Yêu cầu khác: Am hiểu lĩnh vực quản trị, ngoại giao.

5. Mức lương giám đốc tài chính

Giám đốc tài chính lương bao nhiêu? Mức lương trung bình của vị trí giám đốc tài chính vào khoảng 30 triệu đến 60 triệu tùy theo loại hình doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần đến giám đốc tài chính.

6. So sánh giám đốc tài chính và kế toán trưởng

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thì hai vị trí này thường là một người kiêm nhiệm, như vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tiền lương. Tuy nhiên với những công ty hay tập đoàn lớn thì hai vị trí này thường phân định rõ ràng.

Sự khác nhau giữa giám đốc tài chính CFO và Kế toán trưởng chính là hai vị trí này sẽ quản lý hai bộ phận khác nhau. Kế toán trưởng sẽ quản lý bộ phận kế toán giúp công ty theo dõi và thực hiện những mục tiêu tối ưu hóa các chi phí và chính sách tín dụng đối với các khách hàng và nhà cung cấp.

Còn đối với giám đốc tài chính thì công việc chính là dựa trên những báo cáo tài chính từ kế toán trưởng để đưa ra những phân tích và kế hoạch sử dụng tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư hợp lý để mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

STT Công việc Giám đốc tài chính Kế toán trưởng

Kế toán

1 Hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm X X
2 Thanh toán các khoản phải trả đúng hạn   X
3 Thu hồi các khoản phải thu   X
4 Nhận chiết khấu các khoản phải trả   X
5 Xuất hoá đơn kịp thời   X
6 Tính chi phí giá thành   X
7 Cân đối số liệu với ngân hàng   X
8 Thực hiện các báo cáo quản trị X X
9 Thực hiện các báo cáo tài chính X X
10 Nộp báo cáo thông tin cho uỷ ban giao dịch chứng khoán Nhà nước X X
11 Duy trì các chính sách và thủ tục kế toán   X
12 Duy trì hệ thống tài khoản kế toán   X
13 Quản lý hoạt động thuê ngoài   X
14 Quản lý nhân viên kế toán   X
15 Quản lý quy trình hoạch định ngân sách X X
16 Xem xét các yêu cầu cấp vốn X  
17 Lập bảng lương   X
18 Thực hiện các thực tiễn tối ưu trong hoạt động X  
19 Cung cấp các phân tích tài chính X X
20 Triển khai các đánh giá hiệu quả hoạt động X  
21 Duy trì các đánh giá hiệu quản hoạt động   X
22 Xem xét những điểm yếu trong kiểm soát X X
Tài chính
01 Quản trị dòng tiền và đầu tư ngắn hạn X  
02 Xây dựng chiến lược tài chính dài hạn X  
03 Xây dựng chiến lược thuế X  
04 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro X  
05 Đàm phán những thương vụ mua lại X  
06 Duy trì quan hệ với ngân hàng X  
07 Sắp xếp  hoạt động tài trợ nợ X  
08 Quản lý việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư X  
09 Đầu tư các quỹ X  
10 Đầu tư vào các quỹ lương hưu X  
11 Cấp tín dụng cho khách hàng X X
12 Quản trị bảo hiểm & rủi ro X  
13 Theo dõi dòng tiền X X
14 Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư X  

>>> Bài viết xem nhiều: Review khóa học tài chính cho người không chuyên tốt nhất

7. Làm sao để trở thành giám đốc tài chính

7.1. Nền tảng giáo dục

– Giám đốc tài chính thường có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về kế toán, tài chính.

– Có được bằng MBA giúp CFO nâng cao hiểu biết về kinh doanh và hoạt động của mình. Tuy nhiên, chỉ số lớn nhất và mạnh nhất là kinh nghiệm làm việc và hồ sơ chuyên môn.

7.2 Kỹ năng

CFO cần có nhiều kỹ năng khác nhau ngoài việc biết các kiến thức về tài chính kế toán như am hiểu các chiến lược kinh doanh. Suy nghĩ như một người trong ban giám đốc và am hiểu về công nghệ. Đừng bỏ qua khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp.

– Cần nắm chắc các nguyên tắc cơ bản về lập ngân sách, phân tích, tuân thủ, quản lý rủi ro và các nguyên tắc kế toán khác.

– Ngoài ra, hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp là rất quan trọng trên con đường sự nghiệp của CFO. Giám đốc tài chính sẽ thường xuyên gặp gỡ hội đồng quản trị và cộng tác với các nhà quản lý. Vì lý do này, cần hiểu biết rộng hơn về các mặt kinh doanh và hoạt động của một công ty. Với tất cả sự gia tăng sử dụng công nghệ trong ngành tài chính, một phần trong con đường sự nghiệp của CFO là hiểu được những lợi ích và rủi ro liên quan đến công nghệ..

7.3. Phẩm chất

Những phẩm chất mà giám đốc tài chính cần có bao gồm:

– Không sợ hãi. Giám đốc tài chính không nên sợ hãi khi đưa ra quyết định tài chính.

– Một CFO cũng phải có những phẩm chất lãnh đạo để khuyến khích mọi người tin tưởng vào phán đoán của họ.

– Có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, họ cần có khả năng cung cấp tin xấu mà không đổ lỗi cũng như có thể đưa ra tin tốt và ghi nhận công lao của người đó.

– Những phẩm chất khác mà họ sở hữu bao gồm nhưng không giới hạn; tự tin, hấp dẫn, kỷ luật, có tổ chức, khả năng trình bày thông tin tài chính một cách phù hợp và chính trực, khả năng tập trung để nhìn ra biên giới của bức tranh lớn – và xa hơn nữa.

8. Các câu hỏi phỏng vấn giám đốc tài chính

8.1. Bạn đánh giá khả năng đem lại lợi nhuận của một quyết định đầu tư như thế nào?

Bạn có nhận biết được một cơ hội đầu tư tốt? Bạn có biết được cơ hội đầu tư nào sẽ đem lại rủi ro lớn cho doanh nghiệp? Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích, đánh giá thị trường và độ nhạy bén với cơ hội kinh doanh của bạn. Bạn sẽ mạo hiểm hay sẽ suy xét một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định? Nhà tuyển dụng sẽ xem liệu những gì mà bạn có có phù hợp với cách hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, một lần nữa, hãy tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn muốn ứng tuyển vào.

8.2. Lãnh đạo muốn đưa ra một quyết định mang tính rủi ro tài chính cao. Bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này với mục đích đánh giá khả năng giao tiếp của bạn. Đối với một tình huống có thể xảy ra mâu thuẫn như vậy, bạn sẽ làm thế nào để vừa giữ được mối quan hệ phù hợp với cấp trên, đồng thời đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp, tránh rủi ro đáng tiếc?

8.3. Bạn thành thạo công cụ online, hay phần mềm kế toán nào?

Hiện nay, trong nền kinh tế liên tục phát triển, kỹ năng về kế toán là một trong những kỹ năng được mong đợi nhất ở ứng viên ứng tuyển vị trí giám đốc tài chính. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm sử dụng những phần mềm phổ biến, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về chúng.

Ở buổi phỏng vấn, bạn có thể nói về những hiểu biết của mình cũng như mong muốn được học hỏi thêm trong quá trình làm việc.

8.4. Hãy kể về một chiến lược tài chính thành công nhất của bạn

Câu hỏi này được đưa ra để hỏi về kinh nghiệm của bạn. Hãy nhớ lại chiến lược tài chính thành công nhất mà bạn từng thực hiện. Chiến lược này liên quan đến lĩnh vực gì? Bạn đã gặp khó khăn gì? Bạn đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Chiến lược này đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Việc vượt qua khó khăn đó đã giúp ích gì cho việc phát triển nghề nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể nói thêm một câu chuyện ấn tượng liên quan đến chiến lược đó.

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem kinh nghiệm này có thể giúp bạn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp họ khi ở vị trí giám đốc tài chính.

8.5. Bạn làm thế nào để thuyết phục người khác theo quan điểm của bạn?

Ở vị trí giám đốc tài chính, đôi khi bạn sẽ cần sử dụng khả năng thuyết phục khiến người khác tin vào chuyên môn, nghe theo lời khuyên của mình và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn có thể xác định được cách tiếp cận tốt nhất để đạt được những gì bạn mong muốn.

9. Tham khảo CV giám đốc tài chính

CV XIN VIỆC VỊ TRÍ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên: NGUYỄN TUẤN ANH
Ngày sinh: 23/12/1976
ĐTDĐ: …
ĐT nhà: …
Email: …
Địa chỉ: …

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

Mong muốn trở thành Giám Đốc Tài Chính để vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu đã có cho sự phát triển và thành công của công ty.

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

01/2004 –7/2009: Kế toán tổng hợp
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trung Thực
26 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Nhiệm vụ chính:

• Hỗ trợ Giám đốc Kế toán Quản trị tư vấn và hỗ trợ cho các phòng ban.

• Chuẩn bị báo cáo quản trị và phân tích tài chính cho Giám đốc Tài chính và Ban Giám đốc công ty. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính nội bộ.

• Thực hiện quy trình quản lý các khoản mục: dự toán, lập ngân quỹ và đánh giá.

• Giám sát việc lập Bảng cân đối kế toán, chuẩn bị các báo cáo thuế.

• Thực hiện các công việc khác có liên quan.

9/2009 – nay: Kế toán trưởng
Công ty TNHH Mặt Trời Đỏ
160 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Nhiệm vụ chính:

• Theo dõi và đảm bảo việc thực hiện các chính sách và quy trình kế toán theo đúng quy định.

• Tạo và thực hiện hệ thống báo cáo tài chính của công ty.

• Tạo và quản lý các mẫu báo cáo tài chính, kế hoạch tài chính.

• Quản lý các đơn đặt hàng, theo dõi và giám sát quá trình thanh toán.

• Chuẩn bị các báo cáo và bảng phân tích tài chính cho Tổng Giám Đốc.

• Tham gia quy trình quản lý các khoản mục: dự toán, lên ngân sách và đánh giá.

• Theo dõi quản lý các khoản mục kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính theo các quy định của Bộ Tài Chính.

• Theo dõi việc lập bảng cân đối kế toán hàng tháng, báo cáo nội bộ hàng tháng, báo cáo thuế.

• Giám sát toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các báo cáo nội bộ và với bên ngoài.

• Thực hiện các nhiệm vụ kế toán tài chính khác khi có yêu cầu.

10/1998 – 08/2001: Nhân viên kế toán

Công ty Liên doanh Future
Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Nhiệm vụ chính:

• Theo dõi các hợp đồng mua bán, và tiến trình thanh toán. Đảm bảo các quy trình và thủ tục kế toán được thực hiện đúng theo quy định ở các nhà máy chi nhánh.

• Chuẩn bị báo cáo ngân sách hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho các nhà máy chi nhánh.

• Thực hiện các nhiệm vụ kế toán, tài chính phát sinh.

HỌC VẤN:

• Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Học viện tài chính (tháng 8/1998)

• Tiếng Anh: TOEFL 570 điểm (tháng 8/1999)

• Bằng Kế toán trưởng (tháng 1/2002)

KỸ NĂNG, THẾ MẠNH:

• Có kinh nghiệm làm việc trong các công ty nước ngoài và công ty liên doanh.

• Có kinh nghiệm quản lý kế toán chi phí (trung tâm chi phí, cơ cấu chi phí và phân bổ chi phí)

• Hiểu biết sâu các quy định tài chính của Việt Nam và quốc tế.

• Cẩn thận, tỉ mỉ, siêng năng, có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt.

• Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.

• Vi tính: sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, Windows MS Office: Word, Excel, Access, PowerPoint, Internet.

• Chín chắn, năng động, độc lập, có khả năng làm việc dưới áp lực cao.
SỞ THÍCH:

• Chơi thể thao: bóng đá, bơi lội.

10. Những giám đốc tài chính nổi tiếng

Giám đốc Tài chính Vinamilk Lê Thành Liêm

Ông Lê Thành Liêm hiện tại đang giữ vị trí Giám đốc điều hành Tài chính Kiêm Kế toán trưởng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM).

Ông Liêm sinh năm 1973 với 24 năm gắn bó với Vinamilk từ năm 1994.
Về con đường học vấn
Ông Lê Thành Liêm tốt nghiệp Cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán tài chính các doanh nghiệp tại Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM. Sau đó ông tiếp tục học lên Thạc sỹ Tài chính và Thương mại Quốc tế tại Trường Đại học LEEDS METROPOLITAN (Vương quốc Anh) liên kết với Học viện Tài chính.

Về quá trình làm việc

– Tháng 9/1994: Gia nhập Vinamilk với vị trí Nhân viên Kế toán-Giá thành-Tổng hợp thuộc Phòng Kế toán.

– Từ tháng 1/2003: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Phòng Kế toán.

– Từ tháng 2/2005: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng.

– Từ ngày 24/12/2015: Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng.

Hiện tại ông vẫn đang gắn bó với vị trí Giám đốc Tài chính Vinamilk

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của Phân tích báo cáo tài chính đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về giám đốc tài chính.

>> Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *