Thứ Bảy, Tháng Tư 20
Shadow

Lãi Gộp Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Lãi Gộp

Lãi gộp là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh và thường xuất hiện trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy lãi gộp là gì và các thông tin có liên quan đến lãi gộp sẽ được trình bày ở bài viết dưới đây của Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

1. Khái Niệm Của Lãi Gộp Là Gì? Ý Nghĩa Của Lãi Gộp Là Gì?

Trong kinh doanh, lãi gộp còn được biết đến là lợi nhuận gộp. Đó là số tiền lãi mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí bỏ ra. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản thì lãi gộp chính là sự chênh lệch giữa doanh thu với chi phí bỏ ra.

Lãi gộp là gì

Đối với những doanh nghiệp nhập hàng từ nơi khác về bán thì lãi gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần với số tiền vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để nhập hàng. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì lãi gộp là sự chênh lệch giữa doanh thu với chi phí sản xuất ra hàng hóa.

»»» Review Khóa Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Tốt Nhất

2. Đặc Trưng Của Lãi Gộp Là Gì?

Lãi gộp giúp cho doanh nghiệp tính toán được khoản tiền thu về và đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

– Hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn so với đối thủ minh chứng chiến lược bán hàng của doanh nghiệp tốt hơn.

– Lãi gộp được tính bằng doanh thu thực tế trừ đi chi phí nên nếu lãi gộp tăng có thể được hiểu là doanh thu tăng nhiều hơn so với chi phí hay chi phí đã được kiểm soát và giảm đi đáng kể.

– Trong đầu tư, lãi gộp là một trong những nhân tố mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến. Do nó phản ánh được chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

3. Cách Tính Lãi Gộp

Công thức tính lãi gộp là:

Công thức tính lãi gộp là gì

Trong trường hợp doanh thu thuần thay cho doanh thu thì áp dụng công thức sau đây:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần

Doanh nghiệp muốn tăng lãi gộp thì một trong những cách đơn giản đó là thực hiện kích cầu, tăng doanh thu bên cạnh đó phải giảm thiểu hay ổn định mức chi phí. Một số những ngành nghề giúp doanh nghiệp kinh doanh phí thấp nhưng lại có lãi gộp cao như:

– Kinh doanh quán ăn, đồ uống tiện lợi và giao hàng tận nơi

– Kinh doanh các loại rau sạch và hoa quả online

– Bán các loại thức uống mang đi

– Bán quần áo, đồ gia dụng

4. Tỷ Suất Lãi Gộp Là Gì?

Tỷ lệ lãi gộp hay còn được biết đến là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỷ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu.

Căn cứ vào tỷ lệ lãi gộp sẽ tính được lợi nhuận có được của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí. Hay có thể so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm với nhau để có cơ sở đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp.

5. Cách Tính Tỷ Lệ Lãi Gộp

Công thức tính tỷ lệ lãi gộp là:

Cách tính lãi gộp

6. Phân Biệt Lãi Gộp Và Lãi Ròng

– Lãi gộp là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sản xuất hoặc dịch vụ của bên người bán đã cung cấp.

Lãi gộp được tính bởi công thức:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

– Lãi ròng là số tiền còn lại sau khi đã trừ từ lợi nhuận gộp tất cả các khoản chi phí hoạt động kinh doanh khác ví dụ như lãi suất và thuế. Nói cách khác, đây là phép tính bao gồm gần như tất cả các giao dịch tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng thuế không bao gồm các khoản thuế thanh toán thuế như tính toán thuế dựa trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, tức là số lợi nhuận ròng là cần thiết trước khi tính thuế có thể thực hiện được.

7. Phân Biệt Lãi Gộp Và Lợi Nhuận Trước Thuế

Lãi gộp là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sản xuất hoặc dịch vụ của bên người bán đã cung cấp hay là sự chênh lệch giữa doanh thu với chi phí bỏ ra.

Lãi gộp được tính bởi công thức:

Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận trước thuế được hiểu là phần tiền mà doanh nghiệp có được khi chưa tính đến phần thuế phải nộp và khoản tiền lãi phải trả. Lợi nhuận trước thuế gồm có lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận phát sinh.

Lợi nhuận trước thuế được xác định bởi công thức:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định – Tổng chi phí phát sinh)

Đây là cơ sở giúp nhà đầu tư có thể so sánh và lựa chọn đầu tư hợp lý. Qua lợi nhuận trước thuế có thể đánh giá được phần nào khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

8. Ví Dụ Bài Tập Lãi Gộp Và Cách Tính Lãi Gộp

Doanh nghiệp X kinh doanh sản xuất bàn học sinh. Trong Quý 2 năm 202X, doanh nghiệp X đã sản xuất ra được 1500 chiếc bàn học sinh với mức giá bán ra là 120.000 đ/chiếc. Chi phí để sản xuất ra được một chiếc bàn sẽ là 55.000đ/chiếc. Tính lãi gộp của doanh nghiệp X trong Quý 2 năm 202X.

Lãi gộp của doanh nghiệp X trong Quý 2 năm 202X là:

1500 x 120.000 – 1500 x 55.000 = 97.500.000 đ.

Những thông tin về lãi gộp và cách tính lãi gộp đã được trình bày ở bài viết trên. Qua bài viết trên, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ được về lãi gộp và tính toán thành thạo các bài tập về lãi gộp.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *