Thứ Hai, Tháng Tư 29
Shadow

Nến Trong Chứng Khoán Là Gì? Các Loại Nến Trong Chứng Khoán

Các loại nến trong chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư có thể nhận định, đánh giá về sự biến động của thị trường. Vậy nến trong chứng khoán là gì? Các loại nến trong chứng khoán sẽ được Phân Tích Báo Cáo Tài Chính chia sẻ ở bài viết sau đây.

Các loại nến trong chứng khoán là gì

I. Mô Hình Nến Trong Chứng Khoán Là Gì?

Mô hình nến là hình vẽ thể hiện sự thay đổi của giá trong một khung thời gian xác định. Mô hình này được biểu diễn qua một hình cây nến với 2 phần chính là thân nến và bóng nến.

– Màu trắng/đen (xanh/đỏ) thường hay được sử dụng cho phần thân, mang ý nghĩa thể hiện xu hướng tăng/giảm.

– Phần bóng nến nằm ở bên trên và bên dưới của thân nến.

– Phần thân nến nằm ở giữa mức giá mở cửa và giá đóng cửa; còn phần bóng nến sẽ nằm giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất của một phiên giao dịch.

– Nến tăng (bull) là nến có màu trắng/ xanh thể hiện giá đóng cửa cao hơn so với giá mở cửa. Nến giảm (bear) là nến có màu đen/ đỏ thể hiện giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa.

Các loại nến trong chứng khoản

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

II. Ý Nghĩa Các Cây Nến Trong Chứng Khoán

– Phần thân nến càng dài chứng tỏ rằng sức mua/bán càng mạnh. Thân nến dài cho thấy sự chênh lệch lớn giữa giá mở cửa với giá đóng cửa.

⇒ Điều này chứng minh phía bên mua đang áp đảo phía bên bán; nếu nến xanh hoặc phía bên bán đang gây áp lực mạnh nếu nến đỏ. Thị trường đang chững lại thì phần thân nến ngắn, cả 2 phe đều đang có sự lưỡng lự chưa quyết định.

– Bóng nến dài cho thấy thị trường đang có sự cạnh tranh giữa 2 phe. Cả 2 phe đều mua/bán mạnh khiến cho giá tăng giảm liên tục, hoặc có thể nói bulls với bears bất phân thắng bại. Cần phải quan tâm đến đỉnh của bóng nến để đánh giá được các mức cản…

III. Các Loại Nến Trong Chứng Khoán Và Cách Đọc

1. Mô hình nến Long versus Short

Mô hình nến Long versus short

Mô hình nến Long versus Short là nằm trong các loại nến xuất hiện trong chứng khoán. Đây là mô hình mà phần thân nến càng dài thì sự biến động về giá càng lớn. Phần thân nến ngắn thì biến động về giá nhỏ. Nến trắng và nến đen thể hiện sức mua và bán hiện nay trên thị trường chứng khoán.

  • Nến trắng thể hiện sức mua: Thân càng dài thì sức mua sẽ càng mạnh, là dấu hiệu cho thấy người mua kỳ vọng cao vào thị trường lên.
  • Nến đen thể hiện sức bán: Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu cho thấy người bán kỳ vọng cao vào thị trường xuống.

2. Mô hình nến Marubozu

Mô hình nến Marubozu

Hình nến Marubozu thể hiện thị trường đang xác lập 1 xu hướng rất mạnh vậy nên chỉ có thân mà không có bóng.

Bên mua mạnh hơn thì nến Marubozu màu trắng/xanh; còn khi nến Marubozu đen/đỏ thì có nghĩa là bên bán mạnh hơn. Nếu mô hình nến Marubozu nằm sau một xu thế thì đây sẽ là dấu hiệu của sự đảo chiều.

Ngược lại, nếu mô hình nến Marubozu nằm trước một xu thế thì các biến động về giá kế tiếp thường sẽ là cùng chiều cùng tăng hoặc cùng giảm.

3. Mô hình nến Spinning top

Mô hình nến Spinning TOP

Mô hình nến Spinning top gồm những cây nến có phần thân ngắn, bóng nến bên trên và bên dưới có chiều dài bằng nhau. Thân nến ngắn mà bóng nến dài tức là vẫn đang diễn ra sự tranh chấp giữa bên mua với bên bán, chưa phân thắng bại.

Mô hình nến Spinning top như là một công cụ hữu dụng để có thể nhận biết được ý định của nhà đầu tư.

  • Nếu như thị trường đang lên mà xuất hiện Spinning tops biểu thị người mua đang dừng lại dè chừng, thị trường lúc này có thể đảo chiều.
  • Nếu thị trường đang xuống mà xuất hiện Spinning tops biểu thị còn ít người bán đang nghỉ ngơi dưỡng sức và có thể có sự đảo chiều.

4. Mô hình nến Doji

Mô hình nến Doji

Mô hình nến Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ mức giá mở cửa. Lúc này, thân nến rất ngắn hoặc không có thân nến, bóng nến có thể dài ngắn, nến có hình dạng giống như chữ thập.

Mẫu nến Doji thể hiện sự đấu tranh giữa bên mua và bên bán khiến cả 2 bên đều không thu được lợi nhuận. Mô hình nến Doji đứng một mình là dấu hiệu trung lập. Tuy nhiên, có thể được tìm được nó trong các mô hình đảo chiều như Bullish Morning Star và Bearish Evening Star.

5. Mô hình nến Dragonfly Doji (Chuồn chuồn)

Mô hình nến Dragonfly Doji

Mô hình nến Doji chuồn chuồn là dấu hiệu của sự đảo chiều chỉ số giá. Đây là mô hình nến đơn, không có bóng nến trên và thân nến (giá đóng cửa = giá mở cửa = giá cao nhất trong phiên), bóng nến dưới dài.

⇒ Nếu mô hình này xuất hiện trong xu hướng giảm thì đây có thể là dấu hiệu dự báo thị trường sắp đảo chiều thành xu hướng tăng.

Mô hình nến Dragonfly Doji thể hiện phía bên mua chiếm ưu thế từ khi mở cửa cho đến tận cuối phiên giao dịch và vẫn sẽ duy trì được lợi thế đến phiên giao dịch sau. Bóng nến dưới càng dài thì sức mua mạnh và khả năng đảo chiều xu hướng càng lớn.

6. Mô hình nến Gravestone Doji (Bia mộ)

Mô hình nến Gravestone Doji

Mô hình nến Gravestone Doji tương tự như Dragonfly Doji, cũng là mô hình nến đơn. Mô hình này chỉ có bóng nến trên, không có bóng nến dưới và thân nến (giá đóng cửa = giá mở cửa = giá thấp nhất trong phiên).

Nếu Gravestone Doji xuất hiện trong xu hướng tăng thì đây có thể là dấu hiệu dự báo thị trường sắp đảo chiều thành xu hướng giảm.

Mô hình nến Gravestone Doji cho thấy bên bán chiếm hoàn toàn ưu thế từ khi mở cửa cho đến tận cuối phiên giao dịch và sẽ duy trì được lợi thế đến phiên giao dịch sau. Bóng nến trên càng dài thì lực bán mạnh và khả năng đảo chiều xu hướng sẽ càng lớn.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến nến trong chứng khoán và các loại nến trong chứng khoán. Hãy tham khảo thêm những kiến thức hữu ích về đầu tư chứng khoán dưới đây:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *