Thứ Ba, Tháng Tư 16
Shadow

Phân Tích Tình Hình Công Nợ

phan-tich-tinh-hinh-cong-no

Mục đích của việc phân tích tình hình công nợ là đánh giá tình hình chiếm dụng vốn của Doanh nghiệp (DN) cũng như đánh giá việc DN đi chiếm dụng vốn. Phân tích công nợ bao gồm phân tích các khoản công nợ phải thu và các khoản công nợ phải trả để từ đó đánh giá sự hợp lý của các khoản công nợ, và đưa ra giải pháp điều chỉnh. Tham khảo chi tiết hơn ở bài viết sau của Phân tích báo cáo tài chính.

1. Chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu được dùng khi phân tích khái quát tình hình công nợ bao gồm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ và chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ.

  • Chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ:

Chỉ tiêu tổng hợp các khoản phải thu và phải trả trên bảng CĐKT.

  • Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ:

Bao gồm hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả.

hệ số các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của DN, chỉ tiêu càng lớn mức độ vốn bị chiếm dụng càng nhiều.

 

Hệ số các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN, chỉ tiêu càng lớn thì phần nguồn vốn do đi chiếm dụng càng nhiều.

Tỷ lệ các khoản phải thu so với cá khoản phải trả

Chỉ tiêu này cho thấy mối liên hệ giữa các khoản phải thu so với cá khoản phải trả. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ DN đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại nếu tỷ lệ này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ DN đang đi chiếm dụng vốn của những đối tượng khác. Mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn 100% càng nhiều chứng tỏ tình hình công nợ đều không tốt và khiến cho tình hình tài chính của DN đều không lành mạnh. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của DN.

– Tỷ lệ giữa số nợ đã thu trong kỳ so với tổng nợ phải thu trong kỳ:

Tỷ lệ giữa số nợ đã thu so với tổng nợ phải thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số nợ DN đã thu được so với tổng nợ phải thu. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng thu hồi nợ của DN trong kỳ càng tốt.

Có thể lập bảng so sánh chỉ tiêu công nợ như sau:

Bảng : Phân tích khái quát tình hình công nợ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Gía trị (lần) Tỷ lệ (%)
Tổng Nợ phải thu        
Tổng nợ phải trả        
Hệ số các khoản phải thu        
Hệ số các khoản phải trả        
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả        
Tỷ lệ giữa số nợ đã thu so với tổng nợ phải thu trong kỳ

 

       

Phương pháp phân tích:

– Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu cả về số tuyệt đối và tương đối. Qua đó đánh giá khái quát tình hình công nợ của DN.

– Sử dụng phương pháp phân chia theo thời gian (năm trước, năm nay) và phân chia theo yếu tố cấu thành (công nợ bao gồm công nợ phải thu và phải trả) để đánh giá sự biến động qua các năm và từng loại công nợ.

phan-tich-no

»»» Review Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tốt Nhất

2. Phân tích chi tiết tình hình công nợ

Chỉ tiêu phân tích:

2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ

Chỉ tiêu chi tiết các khoản phải thu và phải trả trên bảng CĐKT.

2.2. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản trị nợ

Bao gồm các hệ số sau:

– Hệ số thu hồi nợ bình quân (số vòng thu hồi nợ):Hệ số thu hồi nợ

Hệ số này cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn của DN quay được bao nhiêu vòng. Với cách tiếp cận này, DN có thể phân tích chi tiết hệ số thu hồi nợ theo chi tiết từng khoản nợ. Ví dụ: phân tích hệ số thu hồi nợ của khách hàng bình quân, của từng khách hàng …

– Kỳ thu hồi nợ bình quân:

Kỳ thu hồi nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày trong kỳ báo cáo (tháng, quý, năm) thì doanh nghiệp thu hồi nợ. DN cũng có thể áp dụng cách tính này để tính kỳ thu hồi nợ bình quân cho từng khoản nợ.

– Hệ số hoàn trả nợ (số vòng quay các khoản phải trả):

hệ số hoàn trả nợ

Hệ số này cho biết trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan. DN cũng có thể áp dụng cách tính này để tính hệ số hoàn trả nợ theo từng khoản nợ.

– Kỳ trả nợ bình quân:

kỳ trả nợ bình quân

Hệ số này cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp trả được nợ.

2.3. Chỉ tiêu về nợ phải thu khó đòi

Việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt được thông tin về nợ phải thu khó đòi của DN, mức độ tổn thất, nguyên nhân tổn thất và đề ra giải pháp xử lý.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích nợ phải thu khó đòi là:

– Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng nợ phải thu:

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng nợ phải thu

Chỉ tiêu này cho biết số nợ phải thu khó đòi chiếm bao nhiêu % trong tổng nợ phải thu của DN. Tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp càng dễ gặp rủi ro thu hồi nợ.

– Chỉ tiêu tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng tài sản của DN:

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số tài sản của DN thì có bao nhiêu tỷ lệ là nợ phải thu khó đòi.

Có thể lập bảng phân tích chi tiết tình hình công nợ như sau:

Bảng phân tích quy mô công nợ

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
CÁC KHOẢN PHẢI THU
I. Các khoản phải thu ngắn hạn
1.    Phải thu của khách hàng
2.    Trả trước cho người bán
II. Các khoản phải thu dài hạn
Tổng các khoản phải thu
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
I. Các khoản phải trả ngắn hạn
1. Phải trả cho người bán
2. Người mua trả tiền trước
II. Các khoản phải trả dài hạn
Tổng các khoản phải trả

Bảng phân tích khả năng quản trị nợ:

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch %
Hệ số thu hồi nợ
Kỳ thu hồi nợ bình quân
Hệ số hoàn trả nợ
Kỳ trả nợ bình quân

Bảng phân tích rủi ro thu hồi nợ

Chỉ tiêu

Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

%

Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi so với tổng nợ phải thu
Tỷ trọng nợ phải thu khó đòi trên tổng tài sản

2.4. Phương pháp phân tích chi tiết tình hình công nợ

– Phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu ở kỳ phân tích và kỳ gốc dưới dạng so sánh số tuyệt đối và tương đối, từ đó đánh giá chi tiết tình hình công nợ.

– Phương pháp liên hệ đối chiếu thông qua việc phân loại nợ phải thu, nợ phải trả thành nợ ngắn hạn, dài hạn, từ đó thấy được mối quan hệ giữa các khoản nợ và tình hình công nợ

– Phương pháp phân chia theo yếu tố cấu thành, theo thời gian, không gian để đánh giá từng khoản nợ trong tổng nợ, cũng như sự biến động theo thời gian ở tổng thể hoặc từng địa bàn kinh doanh của DN.

>> Xem thêm:

Khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *