Thứ Năm, Tháng Tư 25
Shadow

Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài trợ của DN là 1 nội dung quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bài viết này, phân tích báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phân tích tình hình tài trợ của DN.

Bài viết xem thêm: Các nội dung của báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp

Tình hình tài trợ của DN phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng nguồn lực tài chính của DN vào đầu tư, khai thác để tạo ra lợi ích với nguồn gốc tài trợ bỏ ra. 

Kết hợp với việc xem xét khả năng tự tài trợ của DN, khả năng tài trợ cho tài sản của DN bằng vốn tự có, sẽ đánh giá rõ hơn về tình hình tài trợ. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong quá trình phân tích gồm: mức độ tài trợ tài sản bằng VCSH, mức độ tự tài trợ tài sản bằng VCSH, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với VCSH. 

Phân tích tình hình tài trợ

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Tốt Nhất

Tuy nhiên, để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nét nhất là “Hệ số tự tài trợ”.

Hệ số tự tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của DN. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của DN, nguồn VCSH chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN càng tăng, ngược lại khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN càng thấp, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN giảm.      

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Khi phân tích hệ số tự tài trợ của DN, cần căn cứ vào đặc thù ngành nghề và hoạt động của DN để đánh giá khách quan hơn.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/ TSCĐ đã và đang đầu tư

– Hệ số tự tài trợ TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu tài trợ được bao nhiêu phần TSCĐ hiện có của DN.

Hệ số tài trợ thường xuyên: cho biết tài sản dài hạn của DN đã được tài trợ bao nhiêu lần từ nguồn vốn huy động dài hạn.

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn vốn huy động dài hạn/Tổng tài sản dài hạn

Hệ số tài trợ tạm thời: cho biết tài sản ngắn hạn của DN đã được tài trợ bao nhiêu lần từ nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn vốn huy động ngắn hạn/Tổng tài sản ngắn hạn

Việc phân tích tình hình tài trợ của DN, thường được tiến hành thông qua xác định các chỉ tiêu và so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh và đặc thù ngành nghề hoạt động của DN.

Bài viết xem thêm: Phân tích tình hình huy động vốn của DN

Khóa học tài chính cho người không chuyên

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *