Thứ Năm, Tháng Năm 2
Shadow

ROA là gì?

ROA là chỉ tiêu phân tích tài chính quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bài viết này, phân tích báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm chủ chỉ tiêu ROA và vận dụng phân tích khả năng sinh lời.

1. ROA là gì?

ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

ROA là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một DN so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một DN sử dụng tài sản để kiếm lợi hiệu quả như thế nào.   

ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân  

Tài sản của một DN được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của DN đều được lấy từ hai nguồn vốn này. 

ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA cung cấp thông tin những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Chỉ số ROA càng cao tức là khả năng sử dụng tài sản của DN càng hiệu quả.

Trong đó:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế – Lãi vay

(Lợi nhuận sau thuế = Tổng thu – Tổng chi – Thuế TNDN)

Cách tra cứu: Xem thông tin trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối tài khoản kế toán.

Tài sản bình quân = (Tài sản cuối kỳ + Tài sản đầu kỳ)/2

Sử dụng tài sản bình quân sẽ đánh giá chính xác hơn về khả năng sinh lời của tài sản trong kỳ.

Chỉ tiêu ROA

2. Cách đọc sức khỏe tài chính qua chỉ tiêu ROA

Thông qua công thức của ROA, bạn sẽ tính được chỉ tiêu ROA – Khả năng sinh lời của tài sản. Với kết quả này, bạn đọc như sau:

Với kết quả ROA, sẽ cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản của DN tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho DN. Nếu ROA càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng lớn, hay nói cách khác, khả năng sinh lời của tài sản DN càng lớn.

Khi đưa ra kết luận về ROA, bạn cần so sánh ROA của kỳ này với kỳ trước, của thực tế với kế hoạch, của DN với trung bình ngành.

Ví dụ:

Thông qua chỉ tiêu trên BCTC bao gồm báo cáo kết quả SXKD và Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) của Công ty ABC, bạn tính được ROA của công ty tại kỳ này là 8%, kỳ trước là 6% và bạn xem chỉ tiêu ROA trung bình ngành (có thể tham khảo chỉ tiêu này trên các website chứng khoán) là 6.5%.

Chúng ta đưa ra kết luận như sau:

Khả năng sinh lời của tài sản kỳ này cao hơn kỳ trước, cho thấy DN sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Với chỉ tiêu ROA kỳ này là 8% cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 8% đồng lợi nhuận ròng. So với trung bình ngành thì công ty có sức sinh lời của tài sản tốt hơn mặt bằng chung của các công ty cùng ngành nghề.

3. Một số lưu ý khi phân tích ROA

Khi tính toán, phân tích ROA cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Dữ liệu phân tích (sự đáng tin cậy của BCTC của DN).
  • Lĩnh vực kinh doanh của DN. Với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì ROA được nhận định khác nhau. Ví dụ các công ty ngành xây dựng sẽ có xu hướng vay nợ nhiều, vì vậy ROA được đánh giá thấp hơn ngành khác. Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.
  • ROA có sự tăng trưởng qua các năm là tín hiệu tốt. Tuy nhiên nếu tăng giảm thất thường thì sẽ là lưu ý.
  • Khi phân tích ROA thì cần phân tích cùng ROE, ROS và đòn bẩy tài chính để có cái nhìn toàn diện hơn.

Bài viết ROA là gì là bài viết độc quyền của Phân tích báo cáo tài chính, dựa trên quan điểm phân tích của CEO Lê Ánh.

Bài viết xem thêm:

  • ROE là gì?
  • ROS là gì?
  • Đòn bẩy tài chính là gì?
  • Hướng dẫn phân tích khả năng sinh lời của DN thông qua ROA, ROE, ROS
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *