Chủ Nhật, Tháng Tư 28
Shadow

Vốn Hóa Là Gì? Cách Tính Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường

Trong các bài báo cáo tài chínhphân tích chứng khoán, vốn hóa là một thuật ngữ rất thông dụng. Tỷ lệ vốn hóa thị trường của các công ty doanh nghiệp là một vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm.

Để tìm hiểu sâu hơn về vốn hóa là gì, vốn hóa thị trường là gì, hãy cùng Phân Tích Báo Cáo Tài Chính theo dõi bài viết nhé!

I. Khái Niệm Vốn Hóa Là Gì?

1. Vốn hóa là gì?

Vốn hóa được hiểu là ước tính tổng giá trị của công ty trong một thời điểm nhất định. Vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu đang được lưu hành, thu nhập được giữ lại tức cùng với nợ dài hạn, đó là tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay.

2. Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường nghĩa là tổng giá trị từ các loại vốn cổ phần công ty hiện đang phát hành, nói đơn giản hơn nữa tức là tổng giá trị cổ phiếu đang được lưu hành trên sàn chứng khoán. 

3. Giá trị vốn hóa là gì?

Giá trị vốn hóa là một chỉ số để mô tả về quy mô của một công ty.

4. Giá trị vốn hóa thị trường là gì?

Giá trị vốn hóa thị trường của một công ty hay doanh nghiệp là tích của số lượng cổ phiếu của công ty do cổ đông nắm giữ và giá trị hiện tại của cổ phiếu.

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất

5. Tỷ lệ vốn hóa là gì?

Tỷ lệ vốn hóa (tiếng Anh là capitalization rate) là một thuật ngữ quan trọng yêu cầu nhà đầu tư cần nắm rõ. Nó là một khái niệm đi với tỷ trọng của một loại vốn vay hoặc cổ phần với tổng giá trị vốn thị trường của doanh nghiệp.  Đối với các công ty, doanh nghiệp lớn thì người ta thường sẽ có nhiều loại cổ phần, vốn vay.

Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng sẽ thể hiện sự quan trọng của loại cổ phần đó trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

6. Vốn hóa thị trường được pha loãng là gì?

Vốn hóa thị trường được pha loãng là một hiện tượng mà các nhà đầu tư tăng số cổ phiếu trên thị trường lên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cổ đông khác.

Nếu như tất cả quyền lựa chọn mua cổ phiếu đều thực hiện bằng cách chuyển đổi từ chứng khoán, thì giá trị thị trường của công ty, doanh nghiệp đó sẽ gọi là vốn hóa thị trường pha loãng hoàn toàn.

II. Ý Nghĩa Của Vốn Hóa Thị Trường

Vốn hóa thị trường là một yếu tố được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp hay quỹ đầu tư quan tâm đầu tiên. Bởi vì vốn hóa thị trường của một công ty, doanh nghiệp thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, công ty đó qua số lượng cổ phiếu lưu hành.

Cùng với giá trị cổ phiếu, vốn hóa thị trường biểu hiện tiềm năng tăng trưởng, vị thế ngành hay sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp, công ty này.

Bên cạnh đó, nếu quy mô vốn hóa thị trường lớn thì sẽ giúp các nhà đầu tư lớn hạn chế rủi ro thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư, hay cổ đông có thể nhanh chóng thoái vốn và không mất quá nhiều chi phí khi thoái vốn.

So với những công ty có vốn thấp, những công ty vốn cao thường sẽ uy tín hơn, có xu hướng rủi ro thấp. Vì thế, các tổ chức, nhà đầu tư cá nhân cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để đem lại hiệu quả tốt nhất, tối ưu nhất với mức lợi nhuận cao nhất và trong mức rủi ro chấp nhận được.

III. Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vốn Hóa Thị Trường

Nhân tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường gồm có hai cái: một là số lượng cổ phiếu đang lưu hành, hai là thị giá của cổ phiếu đó.

Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo sự biến động của giá cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường, tăng lên hoặc giảm xuống. Đối với số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp cũng tương tự như vậy.  Nếu như giá cổ phiếu không đổi, mà doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì sẽ làm tăng vốn hóa thị trường, còn nếu công ty mua lại cổ phiếu thì vốn hóa thị trường sẽ bị giảm đi.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải lưu ý, VHTT sẽ không bị tác động bởi việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên, còn thị giá của nó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Vì vậy mà vốn hóa vẫn giữ nguyên.

IV. Cách Tính Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường

Cách tính giá trị vốn hóa thị trường

Công thức: VHTT = Giá cổ phiếu hiện hành x số lượng cổ phiếu lưu hành.

Giả dụ: Một doanh nghiệp ước tính có giá trị cổ phiếu hiện hành trên thị trường là 70000 VND/cổ phiếu và có 5 triệu cổ phiếu đang được lưu hành. Vậy công ty sẽ có vốn hóa thị trường là: 70000 x 5000000= 350 tỷ VND

V. TOP 10 Cổ Phiếu Vốn Hóa Lớn Nhất

TOP 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất

– Đứng đầu là Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (mã chứng khoán: VCB), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với số giá trị vốn hóa là 385450 tỷ đồng.

– Thứ hai là Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: CHM), hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, với số giá trị vốn hóa là 330601 tỷ đồng.

– Thứ ba là Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC), hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bất động sản, thương mại dịch vụ, với số vốn hóa là 309692 tỷ đồng.

– Thứ tư là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với số vốn hóa là 220046 tỷ đồng.

– Thứ năm là Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dầu khí, dịch vụ dầu khí, bán lẻ sản phẩm dầu khí với số vốn hóa là 207281 tỷ đồng.

– Thứ sáu là Tập đoàn Hòa Phát (HPG), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ống thép, tôn mạ, nội thất, thiết bị điện lạnh, với tổng số vốn hóa là 201729 tỷ đồng.

– Thứ bảy là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, với số vốn hóa là 173966 tỷ đồng.

– Thứ tám là Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (VNM), hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng sữa, thực phẩm trẻ em, cà phê, nước đóng chai,.. với số vốn hóa là 169077 tỷ đồng.

– Thứ chín là Công ty cổ phần tập đoàn Masan (MSN), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ uống, nước mắm, nước tương,… với số vốn hóa là 167872 tỷ đồng.

– Cuối cùng là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), hoạt động trong lĩnh vực tài chính với số vốn hóa là 165372 tỷ đồng.

VI. Phân Biệt Vốn Điều Lệ Và Vốn Hóa Thị Trường

Vốn hóa thị trường là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá quy mô phát triển của một doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu doanh nghiệp, công ty đang phát hành trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thường xuyên có biến động.

Vốn điều lệ (hay còn gọi là vốn sở hữu) đây là cơ sở để định lượng giá trị thực của doanh nghiệp. Hiện nay, vốn điều lệ không phụ thuộc vào giá trị cổ phần, mà phụ thuộc vào loại tài sản hiện có của công ty. Vốn điều lệ không bị biến động theo thời gian như vốn hóa thị trường.

VII. Phân Biệt Chi Phí Vốn Hóa Và Chi Phí Thời Kỳ

Chi phí vốn hóa (capitalization cost) là một loại chi phí cơ bản tính bằng đồng đô la của một tài sản cho thuê, chưa tính phí tài chính được chiết khấu trừ dần trong suốt khoảng thời gian thuê. Con số này bao gồm bảo hiểm, thuế, các thỏa thuận dịch vụ và số dư còn lại từ các lần thuê trước.

Công khai chi phí vốn hóa là yêu cầu bắt buộc trong việc thuê tiêu dùng.

Chi phí thời kỳ là loại chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong cùng một kỳ kế toán. Nó bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm:

Trên đây là tất cả các thông tin về vốn hóa mà chúng tôi đem đến cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công trong học tập và cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *