Thứ Năm, Tháng Tư 25
Shadow

Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động

von-luu-dong-la-gi

Vốn lưu động là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng. Vốn lưu động cho biết nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, để đảm bảo cho các hoạt động cơ bản được diễn ra một cách bình thường. Bài viết sau Phân tích báo cáo tài chính sẽ giới thiệu về Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.

Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn gọi là vốn luân chuyển là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng tạo ra tài sản lưu động để hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Hai loại tài sản lưu động là tài sản lưu động lưu thông và tài sản lưu động sản xuất.
Vốn lưu động được tính theo công thức là tài sản hiện tại trừ đi nợ ngắn hạn

Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn, nghĩa là doanh nghiệp đang thâm hụt vốn lưu động.

2. Phân loại vốn lưu động

Có 5 tiêu chí phân loại vốn luân chuyển khác nhau bao gồm:

2.1. Vai trò

Đối với dự trữ sản xuất: vốn luân chuyển gồm có các nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế và động lực.

– Trong sản xuất: vốn luân chuyển bao gồm các sản phẩm đang được sản xuất, bán thành phẩm và các chi phí chờ tính toán.

– Trong lưu thông: vốn luân chuyển gồm tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, tiền thế chấp…

2.2. Hình thái

– Vật tư, hàng hóa: Bao gồm các hiện vật như sản phẩm đang sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên và nhiên liệu…

– Tiền: tiền gửi ngân hàng, tiền đầu tư chứng khoán, tiền quỹ…

2.3. Quan hệ sở hữu

– Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn do doanh nghiệp có quyền sở hữu và toàn quyền sử dụng.

– Vốn chủ sở hữu có từ nhiều nguồn như tư nhân tự bỏ ra, cổ phần hóa doanh nghiệp, vốn từ ngân sách nhà nước…

– Tiền nợ: là vốn vay được huy động bằng phát hành trái phiếu, khoản nợ của khách hàng hay tiền vay từ các ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính.

von-luu-dong

2.4. Nguồn tạo thành

– Vốn điều lệ: Gồm vốn điều lệ từ khi thành lập công ty và vốn điều lệ được bổ sung.

– Vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn góp của các bên tham gia liên doanh

– Vốn vay: Được vay từ ngân hàng và các công ty tài chính, tổ chức tín dụng.

– Vốn huy động: Được huy động thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

2.5. Thời gian huy động – sử dụng vốn

– Vốn luân chuyển tạm thời: thường là các khoản vay ngân hàng ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu tạm thời.

– Vốn luân chuyển thường xuyên: có tính ổn định và có vai trò điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp

Để phục vụ sản xuất, ngoài các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thì doanh nghiệp cần có một khoản vốn lưu động khá lớn để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị…

Vì vậy, vốn luân chuyển có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn luân chuyển còn quyết định quy mô của doanh nghiệp, tác động lên giá thành của sản phẩm và khả năng nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp.

Công ty nào cũng cần vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

Bài viết trên là những điều cần lưu ý về vốn lưu động, hy vọng hữu ích với bạn đọc. 

>>> Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *