Vòng quay vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nắm chắc kiến thức về Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức tính vòng quay vốn lưu động sẽ giúp ích cho Doanh nghiệp đạt được hiệu quả hơn trong kinh doanh. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Phân tích báo cáo tài chính.
Vòng quay vốn lưu động và những điểm cần lưu ý
1. Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động được định nghĩa là chu kỳ hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ này được tính theo đơn vị ngày. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ở lĩnh vực nào vòng quay vốn lưu động cũng giống nhau. Thông thường, vòng quay vốn lưu động đối với công ty kinh doanh lĩnh vực thương mại sẽ cao hơn so với những công ty thuộc về mảng sản xuất. Đồng thời, chỉ số vòng quay vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô lớn nhỏ và các yếu tố ảnh hưởng khác.
»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất
2. Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa như thế nào?
Vòng quay vốn lưu động được xem là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể:
– Số vòng quay vốn lưu động càng lớn càng minh chứng cho doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng thu hồi lợi nhuận, song song đó hàng tồn kho cũng được hạn chế. Nhìn chung, có thể thấy doanh nghiệp này đang trên đà tăng trưởng, thích hợp để hợp tác làm ăn hoặc được rót vốn đầu tư.
– Số vòng quay vốn lưu động càng nhỏ là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn như: hàng tồn kho nhiều, huy động tiền mặt ít, lợi nhuận kinh doanh thấp… Căn cứ vào đó, chủ doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra mấu chốt vấn đề và định hướng lại chiến lược kinh doanh.
3. Cách đánh giá vòng quay vốn lưu động chuẩn xác
Để đánh giá vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp một cách chuẩn xác, chúng ta cần đặt nó trong mối tương quan với các yếu tố khác như: chỉ số bình quân chung của ngành, mức tiêu thụ hàng hóa, chính sách bán hàng, thời gian tồn kho, hợp đồng mua bán…
Sau khi cẩn thận so sánh đối chiếu, bạn mới có thể rút ra kết luận rằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế có tốt hay không.
4. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động?
Ngoài vòng quay vốn lưu động, còn có một chỉ số khác không thể bỏ qua, đó là thời gian vòng quay vốn lưu động.
Thế nào là thời gian vòng quay vốn lưu động? Đây chính là chỉ số cho chúng ta biết thời gian bình quân của một vòng quay vốn lưu động trong một chu kỳ. Chỉ số này có ý nghĩa trái ngược với vòng quay vốn lưu động, theo đó:
– Thời gian vòng quay vốn lưu động càng nhỏ: Chứng tỏ tốc độ doanh nghiệp luân chuyển vốn lưu động càng nhanh, doanh nghiệp càng phát triển.
– Thời gian vòng quay vốn lưu động càng lớn: Báo hiệu thời gian luân chuyển vốn của doanh nghiệp bị kéo dài, gây ra tình trạng trì trệ.
4. Công thức tính vòng quay vốn lưu động
Muốn tính được chính xác vòng quay vốn lưu động, bạn cần thực hiện 3 bước:
a. Bước 1: Tính vốn lưu động
Áp dụng công thức tính vốn lưu động như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
– Tài sản ngắn hạn: Là loại tài sản có thể được doanh nghiệp quy đổi thành tiền mặt trong thời gian 12 tháng.
– Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ doanh nghiệp có thể hoàn trả trong thời gian 12 tháng.
b. Bước 2: Tính vốn lưu động bình quân
Áp dụng công thức tính vốn lưu động bình quân như sau:
Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động của 12 tháng/ 12
c. Bước 3: Tính vòng quay vốn lưu động
Áp dụng công thức tính vốn lưu động bình quân như sau:
Vòng quay vốn lưu động bình quân = Doanh Thu Thuần/ Vốn lưu động bình quân
Việc áp dụng các công thức trên để tính vòng quay vốn lưu động có tác dụng:
– Kiểm soát vòng quay vốn lưu động
– Điều hướng tổ chức kinh doanh
– Kiểm soát khả năng thanh toán
– Làm cơ sở để mở rộng vốn lưu động
– Đồng thời, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn lưu động.
5. Chỉ số vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?
Căn cứ vào công thức nêu trên, chỉ số vòng quay vốn lưu động được xác định dựa trên hai yếu tố: Doanh thu thuần và Vốn lưu động bình quân.
Như vậy chỉ số vòng quay vốn lưu động càng cao thì sẽ càng biểu hiện cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, trên thực tế, không thể áp đặt một con số cụ thể bất kỳ để làm tiêu chuẩn cho chỉ số vòng quay vốn lưu động. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo chỉ số vòng quay vốn lưu động luôn là số dương.
Để làm được điều này, chỉ cần doanh nghiệp luôn cố gắng quản lý tốt dòng tiền mặt, hàng tồn kho và đẩy mạnh thu hồi nợ sẽ đảm bảo được vòng quay vốn lưu động luôn giữ ở mức cao.
6. Cách quản lý tốt vòng quay vốn lưu động
Để quản lý thật tốt vòng quay vốn lưu động, doanh nghiệp cần chú ý kiểm soát chặt 3 mảng sau đây:
a. Tiền mặt
Tiền mặt là tài sản quan trọng, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng điều phối hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần nắm được số tiền mặt hiện có trong tài khoản công ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xác định được số tiền cần dùng để phục vụ cho hoạt động công ty và dự trù chi phí phát sinh
b. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho quá nhiều sẽ kéo theo tình trạng thu hồi vốn chậm, kinh doanh trì trệ, nguồn vốn không được dồi dào. Vì thế, doanh nghiệp buộc phải nắm bắt số lượng hàng tồn kho để tránh hiện tượng sản xuất tràn lan, không hợp lý.
c. Nợ tồn đọng
Bên cạnh quản lý tốt dòng tiền mặt và hàng tồn kho, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Việc thu hồi nợ hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Vòng quay vốn lưu động. Hy vọng hữu ích với bạn đọc
>> Xem thêm: Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động