Thứ Sáu, Tháng Tư 19
Shadow

Phân Tích Các Chỉ Tiêu Trong Bảng Cân Đối Kế Toán

 

cac-chi-tieu-trong-bang-can-doi-ke-toan

Phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, bạn có thể xác định được tình hình và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính, hiệu quả sử dụng vốn,… của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau của Phân tích báo cáo tài chính.

Các Chỉ Tiêu Trong Bảng Cân Đối Kế Toán

1. Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thường dùng

a. Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

– Hệ số nợ cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp tài trợ bao nhiêu tài sản của doanh nghiệp.

– Nếu hệ số này quá cao chứng tỏ gánh nặng về nợ là quá lớn

– Nếu hệ số này quá thấp sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng nợ của doanh nghiệp chưa cao.

– Ngoài ra, hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu cũng là một hệ số thông dụng để đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, rủi ro tài chính thấp và ngược lại.

b. Hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn, rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ.

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được đảm bảo.

Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tiền mặt càng cao thì rủi ro thanh toán càng thấp. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá cũng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa tốt.

2. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản

– Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản

– Tài sản dài hạn/Tổng tài sản

Là 2 chỉ tiêu cơ bản nhất trong phân tích cơ cấu tài sản. Chúng cho biết tỉ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Khi phân tích bảng cân đối kế toán, bạn cần phải so sánh tỉ trọng này với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Để rút ra kết luận về tính hợp lý về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

3. Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

– 2 hệ số cơ bản nhất khi phân tích cơ cấu nguồn vốn là Nợ phải trả/ Nguồn vốn và Vốn chủ sở hữu/Nguồn vốn.

– Hai chỉ tiêu này sẽ cho thấy khả năng tự chủ tài chính và thể hiện rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra bạn cũng có thể phân tích tỉ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ phải trả. Để thấy được rõ hơn cơ cấu nợ của doanh nghiệp.

chỉ tiêu BCĐKT

4. Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ

Tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = (Các khoản phải thu/các khoản phải trả) x 100%

Hệ số này cho biết tỉ lệ giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.

Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng và ngược lại.

* Số vòng quay các khoản phải thu và số vòng quay các khoản phải trả

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải trả = Doanh thu thuần / Các khoản phải trả bình quân

Doanh thu thuần là số liệu được lấy trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Hai chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thu hồi nợ và hiệu quả của việc thanh toán nợ.

Số vòng quay lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi nợ kịp thời hoặc thanh toán nợ kịp thời, đạt hiệu quả cao

* Thời gian thu tiền bình quân và thời gian trả tiền bình quân

Thời gian thu tiền bình quân = Thời gian của kỳ phân tích / Số vòng quay các khoản phải thu

Thời gian trả tiền bình quân = Thời gian của kỳ phân tích / Số vòng quay các khoản phải trả

Thời gian thu tiền hay trả tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hay thanh toán tiền của doanh nghiệp càng nhanh.

Thời gian thu tiền ngắn chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.

Tuy nhiên nếu thời gian này quá ngắn tức là chính sách bán chịu của doanh nghiệp quá chặt chẽ, gây khó khăn cho người mua.

Thời gian trả tiền ngắn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả nhanh, làm tăng uy tín của doanh nghiệp.

Tuy nhiên nếu thời gian thanh toán quá ngắn tức là số vốn doanh nghiệp chiếm dụng được sẽ hạn chế. Ảnh hưởng đến khả năng tài chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán mà các nhà quản trị thường dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nắm vững được cách đọc các chỉ tiêu trên sẽ đánh giá được ưu, nhược điểm, trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch sử dụng tài sản và nguồn vốn hợp lý trong kỳ kinh doanh tới.

>> Xem thêm: Khái niệm và Kết cấu Bảng cân đối kế toán

khoa hoc phan tich tai chinh doanh nghiep

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *