Thứ Sáu, Tháng Ba 29
Shadow

Phân tích khả năng tạo tiền và dòng tiền của Doanh nghiệp

Phân tích khả năng tạo tiền và dòng tiền của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng cần được phân tích khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính.

Bài viết này, Phân tích báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích khả năng tạo tiền và dòng tiền của doanh nghiệp.

1. Phân tích khả năng tạo tiền

* Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp các chủ thể quản lý đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo ra tiền của DN.

* Chỉ tiêu phân tích: Gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, trình độ tạo tiền của DN:

+ Phân tích quy mô tạo ra tiền của từng hoạt động và của cả DN trong từng kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng số dòng tiền thu vào của DN.

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động = Tổng tiền thu vào của từng hoạt động/Tổng số dòng tiền của DN

+ Trình độ tạo tiền của DN thông qua hệ số tạo tiền. Hệ số tạo tiền của từng hoạt động theo công thức:

Hci = IFi (Dòng tiền thu về của từng hoạt động)/OFi (Dòng tiền chi ra của từng hoạt động)

* Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kỳ này với kỳ trước của từng chỉ tiêu phân tích. Căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu và kết quả so sánh để đánh giá năng lực tạo tiền của DN.

* Tóm tắt chỉ tiêu, phương pháp phân tích thông qua bảng sau:

Bảng 1. 8: Phân tích khả năng tạo tiền

Chỉ tiêu

Kỳ trước Kỳ này Tăng (+) giảm (-)
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
1. Dòng tiền vào từ HĐKD              
2. Dòng tiền vào từ HĐĐT              
3. Dòng tiền vào từ HĐTC              
4. Tổng dòng tiền vào DN              
5. Hệ số tạo tiền từ HĐKD              
6. Hệ số tạo tiền từ HĐĐT              
7. Hệ số tạo tiền từ HĐTC              
8. Hệ số tạo tiền của DN              

2. Phân tích dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp

Phân tích khả năng tạo tiền và dòng tiền của doanh nghiệp

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất

* Mục tiêu phân tích

Xét cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô thì thông tin về dòng lưu chuyển tiền hữu ích cho các chủ thể quản lý hơn rất nhiều so với thông tin về dòng vốn hay dòng thu nhập kể cả dòng lợi nhuận, bởi lẽ dòng tiền là có thật còn các dòng vốn, doanh thu… lợi nhuận đôi khi chỉ tồn tại trên danh nghĩa do sự nhào nặn hay nghệ thuật quản lý, và ngay cả giá trị ghi số được phản ánh theo các nghiệp vụ kế toán.

Dòng lưu chuyển tiền của DN phản ánh quan hệ kinh tế của DN với các bên có liên quan thông qua phương tiện giao dịch, trao đổi thực tế bằng tiền. Dòng lưu chuyển tiền của DN được ví như khí huyết lưu trong cơ thể. Nếu đơn vị không tìm được cách nào để khơi thông dòng lưu chuyển của tiền hoặc dòng tiền mất cân đối trầm trọng không tìm cách thoát khỏi dòng tiền âm trong thời gian dài thì nguy cơ phá sản rất cao.

* Chỉ tiêu phân tích

Dòng lưu chuyển tiền của DN được phản ánh thông qua chỉ tiêu:

– Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Chỉ tiêu này ở mỗi DN xảy ra 1 trong 3 khả năng: dương, âm, bằng 0.

– Chỉ tiêu này bị tác động bởi 3 nhân tố là:

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Thực tế, mỗi DN khi xem xét chỉ tiêu này có thể  xảy ra 1 trong các trường hợp sau đây:

Các trường hợp có thể xảy ra 1 2 3 4 5 6 7 8
1.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + + + +
2.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT + + + +
3.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC + + + +
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ + ? ? ? ? ? ?

Chú giải:

Dấu (+) là dòng tiền dương (thu > chi)

Dấu (-) là dòng tiền âm (thu < chi)

Dấu (?) là có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp > 0 hoặc <0

Ở mỗi trường hợp cụ thể, việc xét đoán trị số của chỉ tiêu này là khác nhau, tuy nhiên, có thể đưa ra 2 nhận định một cách chắc chắn sau:

Thứ nhất: về tổng thể dòng lưu chuyển tiền thuần của DN nếu dương không thể khiến đơn vị gặp nguy hiểm ngay, còn nêu âm là dấu hiệu không bình thường đã xuất hiện!

Thứ hai: về lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ kiến tạo bình yên cho DN, nếu dòng tiền này âm là đang có sự bất ổn trong kinh doanh!

Đặc biệt, nếu một DN nào đó đã có định mức dự trữ tiền tôi ưu (chỉ tiêu: Tiền và tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ tuân thủ theo định mức hợp lý, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ luôn bằng 0 (tức là cân đối thu, chi trong kỳ)), có phải là DN đang có lượng tiền vừa đủ (không thừa, không thiếu so với nhu cầu); và dòng tiền như vậy là tối ưu? Thông thường có 4 khả năng xảy ra theo bảng thông kê sau:

Các trường hợp có thể xảy ra 1 2 3 4 5 6
1.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + + +
2.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT + + +
3.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC + + +
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 0 0 0 0 0 0

Chú giải:

Dấu (+) là dòng tiền dương (thu > chi)

Dấu (-) là dòng tiền âm (thu < chi)

6 trường hợp trên thường ứng với 6 giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng mỗi DN:

1) Triển khai: Huy động vốn lớn để đầu tư ban đầu, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mói của cơ sở kinh doanh khi hoạt động kinh doanh mới chưa tạo ra dòng thu nhập cần thiết.

2) Phát triển: Lĩnh vực kinh doanh và phương thức quản lý lựa chọn khả quan, tiếp tục thu hút vốn để đầu tư.

3) Hưng thịnh: Giá trị gia tăng của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư, vừa đáp ứng nhu cầu hoàn các khoản vốn đến kỳ trả, tạo điều kiện để DN tôi đa cơ hội sinh lời hoạt động.

4) Bão hoà: Các tài sản đầu tư đã phát huy hiệu quả, kinh doanh tiếp tục tạo ra dòng tiền dương nhằm bù đắp nhu cầu hoàn vốn và tối đa hoá sức sinh lời hoạt động.

5) Suy thoái: Sự thu hẹp quy mô kinh doanh và lãi nhận được từ các hoạt động đầu tư tài chính cho phép DN đối phó với tình trạng mất cân đổi dòng tiền kinh doanh và áp lực hoàn vốn.

6) Buộc phải thay đổi: Nếu muôn tồn tại buộc phải gia tăng huy động vốn, giải quyết triệt để các tài sản kém hiệu quả và đổi mới chiến lược kinh doanh, sẵn sàng quay về giai đoạn 1 ở bậc chất lượng cao hơn.

Từ những xét đoán trên, cho thấy bối cảnh và hiện tượng có vẻ tương đồng trên phạm vị tổng thể dòng tiền, nhưng thực chất diễn biến dòng tiền của từng loại hoạt động lại khá khác nhau. Vì vậy, cần có thông tin thật cụ thể về DN để tránh chủ quan trong đánh giá.

* Phương pháp phân tích

– So sánh kỳ này với kỳ trước và các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu chuyển tiền.

– Xác định tác động của dòng tiền thu vào, chi ra trong từng loại hoạt động đến dòng lưu chuyển tiền của toàn DN, tìm ra nguyên nhân khiến cho dòng lưu chuyển tiền của DN dương hay âm, tăng hay giảm. Cụ thể:

** Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương: Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của DN đang tăng trưởng.

Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh dương, thể hiện hoạt động kinh doanh của DN tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền cho DN, đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn và bền vững nhất. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì sự hoạt động của DN, là cơ sở để DN tồn tại và phát triển.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, kết quả đó có được do thu lãi vay hay cổ tức lợi nhuận được chia thì đó cũng là kênh tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn. Song, kết quả đó có được do thu hồi tiền đầu tư và nhượng bán tài sản cố định thì đó lại là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền không bền vững.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương, đó kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền phụ thuộc vào những người cung cấp vốn. Kênh tạo tiền này thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với những người cung cấp vốn đang gia tăng.

** Lưu chuyển tiền thuần âm: Tức là tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vón bằng tiền của DN đang bị giảm sút, làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ của DN.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm, thể hiện DN đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; trong việc thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tình trạng đó kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của DN: vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng gia tăng, nguồn tài trợ tăng, chi phí sử dụng vốn tăng… DN cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó.

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm, thể hiện năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh của DN đang phát triển.

Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính âm, thể hiện số tiền huy động từ các nhà cung cấp vốn giảm, tình hình đó có thể do DN tăng được nguồn tài trợ bên trong hay nhu cầu cần tài trợ giảm. Phân tích lưu chuyển tiền theo từng hoạt động và liên hệ với các hoạt động giúp các đối tương quan tâm biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong DN, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền thuần dương thì DN có khả năng tồn tại. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của DN được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ… Khi đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt hoạt động tài chính có thể âm nếu DN sử dụng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để tăng cường đầu tư và hoàn trả một phần nguồn vốn đã huy động.

  • Tóm tắt chỉ tiêu và phương pháp phân tích trên bảng phân tích dòng lưu chuyển tiền như sau:

Bảng Phân tích dòng lưu chuyển tiền

Chỉ tiêu

Kỳ phân tích Kỳ gốc Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Dòng tiền thuần từ HĐKD        
2. Dòng tiền thuần từ HĐĐT        
3. Dòng tiền thuần từ HĐTC        
4. Tổng dòng tiền thuần        
5. Dòng tiền thu từ HĐKD        
6. Dòng tiền thu từ HĐĐT        
7. Dòng tiền thu từ HĐTC        
8.Tổng dòng tiền thu        
9. Dòng tiền chi từ HĐKD        
10. Dòng tiền chi từ HĐĐT        
11. Dòng tiền chi từ HĐTC        
12.Tổng dòng tiền chi        

    Sự thay đổi của dòng lưu chuyển tiền của toàn DN cũng như trong từng loại hoạt động không những cho chúng ta thông tin về sức mạnh tài chính thực sự của DN, những xét đoán tổng thể về các chính sách tài chính lớn của DN như: chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư… mà còn cung cấp cả những đánh giá về chiến lược quản trị bán hàng, quản trị sản xuất…

Bài viết xem thêm: Phân tích khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp

phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *