Thứ Ba, Tháng Tư 30
Shadow

Kế Toán Quản Trị Là Gì? Nội Dung Cơ Bản Của Kế Toán Quản Trị

Kế Toán Quản Trị Là Gì?

Kế toán quản trị là ngành nghề còn khá mới mẻ và đang dần được biết đến tại Việt Nam. Vậy Kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây Phân tích báo cáo tài chính sẽ chia sẻ với bạn những kiến ​​thức cơ bản về kế toán quản trị giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.

1. Kế toán quản trị là gì?

Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán giải quyết các câu hỏi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc điều hành, kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cung cấp thông tin gì? Cho ai?

Có 02 loại thông tin cần kế toán quản trị cung cấp là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý. Trước khi cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo, người làm kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó.

Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính: 

Tiêu chí so sánh  Kế toán tài chính  Kế toán quản trị
Mục đích 
  • Đánh giá, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.
  • Phục vụ việc lập BCTC.
  • Phục vụ kiểm soát hoạt động tập thể và lập kế hoạch.
Đối tượng sử dụng thông tin
  • Chủ yếu là đối tượng bên ngoài như: cổ đông, cơ quan thuế, ngân hàng, kiểm toán…
  • Chủ yếu sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp: Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc, Trưởng các phòng, ban…
Đặc điểm thông tin kế toán
  • Ưu tiên tính chính xác.
  • Tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán theo quy định.
  • Phản ánh quá khứ kết quả quá trình kinh doanh.
  • Ưu tiên tính kịp thời.
  • Thông tin mang tính chất linh hoạt, sáng tạo.
  • Phản ánh hiện tại, tương lai quá trình kinh doanh.
Phạm vi báo cáo  Toàn doanh nghiệp Từng bộ phận
Kỳ hạn lập báo cáo  Định kỳ (năm) Thường xuyên (Tuần, tháng)
Tính pháp lý  Có tính pháp lý cao, ràng buộc với quy định pháp luật. Không mang tính pháp lý.

2. Đặc điểm của kế toán quản trị

– Kế toán quản trị cũng là việc dự báo về tương lai. Nó giúp các nhà quản trị ra quyết định cũng như lên các kế hoạch hành động cho doanh nghiệp mình.

– Kế toán quản trị phân tích và lý giải nguyên nhân tăng trưởng cũng như thua lỗ của doanh nghiệp, so sánh với những kỳ kế toán trước. Bên cạnh đó, kế toán quản trị còn xem xét sự tác động của các nhân tố vào lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp cá nhà quản trị hoạch định các kế hoạch cho tương lai.

– Kế toán quản trị không cung cấp thông tin dưới dạng đã được quy định như kế toán tài chính. Thông tin của kế toán quản trị được cung cấp dưới dạng sao cho phù hợp nhất với các nhà quản trị.

– Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị ra quyết định chứ không đưa ra các quyết định cụ thể. Nói cách khác, kế toán quản trị chỉ đề xuất chứ không thực hiện.

3. Nhiệm vụ, mục tiêu, vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

3.1. Chức năng của kế toán quản trị

Mục tiêu chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho quá trình quản trị doanh nghiệp.

a. Hỗ trợ lên kế hoạch

Kế toán quản trị hỗ trợ các nhà quản trị trong việc lên kế hoạch cũng như xây dựng các chính sách bằng cách đưa ra các dự báo về sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền vào, dòng tiền ra,…

Không những thế, kế toán quản trị còn dự báo chiều hướng hoạt động hay tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chương trình và hành động phù hợp.

b. Hỗ trợ trong việc tổ chức

Bằng việc lên kế hoạch ngân sách và xác định các chi phí cho từng bộ phận, kế toán quản trị sẽ phân bổ hợp lý các nguồn lực cho từng bộ phận để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru, tạo ra sự đồng nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

c. Hỗ trợ tạo động lực

Bằng việc đặt ra các mục tiêu, lên kế hoạch các hoạt động cũng như đo lường hiệu quả của các nhân viên, kế toán quản trị sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra động lực cho toàn doanh nghiệp.

d. Hỗ trợ trong việc kiểm soát

Các nhà quản trị có thể so sánh công việc thực tế với các tiêu chuẩn đã đặt ra để kiểm soát hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.

e. Hỗ trợ diễn giải các thông tin kế toán

Một nhà quản trị không thể nắm được rõ ràng và chi li mọi hoạt động và nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, đôi khi nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu các thông tin kế toán dưới dạng sơ khai. Chính vì vậy, kế toán quản trị có chức năng diễn giải các thông tin kế toán một cách logic và dễ hiểu cho các nhà quản trị để có thể đưa ra các quyết định quản trị chính xác nhất.

3.2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Các giám đốc điều hành đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày đều xung quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Quá trình ra quyết định cho công việc điều hành kinh doanh có thể được mô tả qua các bước như sau:

– Lập kế hoạch: Các giám đốc doanh nghiệp luôn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu của họ là đưa công ty cán đích doanh thu. Kế hoạch này sẽ gắn liền với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Khi lên kế hoạch, giám đốc doanh nghiệp cần liên kết tất cả các lực lượng của các bộ phận trong công ty để hướng tới mục tiêu đã xác định.

– Tổ chức công tác điều hành: Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.

– Kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, các giám đốc điều hành là người phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, họ sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.

– Ra quyết định: Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt KTQT là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.

4. Tóm tắt kiến thức kế toán quản trị

#Nội dung của kế toán quản trị

Nội dung của kế toán quản trị rất rộng, bao gồm:

  • Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh.
  • Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.
  • Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh.
  • Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính.
  • Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Nội Dung Cơ Bản Của Kế Toán Quản Trị

>>> Xem thêm: Review Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Online Tốt Nhất

5. Các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị

5.1. Giai đoạn sơ khai

Nội dung của giai đoạn đầu tiên này tập trung vào hoạt động nghiên cứu nội dung của bộ phận kế toán quản trị. Giai đoạn này đón nhận rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học bằng chứng thể hiện qua các công trình nghiên cứu đa dạng liên quan tới kế toán quản trị. Các nghiên cứu từ đặt nền móng tới nghiên cứu nổi bật đã được nêu ra tại phần 1 nên bạn có thể tham khảo để thấy được tính cấp thiết và sự quan tâm của mọi người trong giai đoạn mà những hình dung đầu tiên về kế toán quản trị còn rất mới mẻ này.

Năm 2003 là mốc thời gian ghi dấu chính thức sự tồn tại khi được công nhận của Kế toán quản trị và đã được ghi nhận vào Luật Kế toán nước nhà. Cũng từ cơ sở đó mà nhiều nhà nghiên cứu càng có thêm cơ sở để đi sâu hơn nữa để nghiên cứu chương trình này một cách có hệ thống hơn.

5.2. Giai đoạn 2 – Vận dụng kế toán quản trị vào ngành nghề cụ thể

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra những nội dung đề xuất cần phải được hoàn thiện trong từng ngành nghề cụ thể. Trong đó, đối với doanh nghiệp sản xuất công nghệ thì đưa ra giải pháp cho việc cần hoàn thiện quy trình phân loại chi phí, dựng xây các trung tâm trách nhiệm, chi phí,… Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, nhiều giải pháp vận dụng kế toán quản trị cũng được đưa ra như:

– Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị: các khoản về doanh thu, chi phí và về kết quả của hoạt động kinh doanh.

– Phân loại các loại chi phí dựa trên quan điểm của kế toán quản trị

– Đối tượng sẽ đứng ra đảm trách việc tập hợp nguồn chi phí và tính toán đối với giá thành của sản phẩm.

– Trình tự trong việc tập hợp các khoản chi phí đối với kế toán quản trị.

– Phương pháp trong việc tính toán giá thành sản phẩm.

– Giải pháp thuộc về phân tích đối với hoạt động doanh thu.

Trong những giải pháp được đưa ra thì không phải giải pháp nào cũng phù hợp, vẫn có những nội dung được nhận diện là không khả thi khi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Với những tổ chức doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị thành viên thì hay hoạt động với quy mô của một tập đoàn thì sẽ giải pháp được đề xuất gồm rất nhiều thông tin như phân loại các chi phí để nhận diện chi phí thông qua cách ứng xử chi phí. Ở những đơn vị hoạt động về mảng xây lắp thì rất cần có sự hỗ trợ của kế toán quản trị do đó, giải pháp được cân nhắc đưa ra thường gồm:

– Xây dựng hoàn thiện định mức về chi phí, về hệ thống dự toán của ngân sách.

– Tổ chức kế toán quản trị cho mọi yếu tố cũng sẽ đi vào hoàn thiện.

– Tổ chức kế toán trách nhiệm cũng cần được hoàn thiện

– Hệ thống báo cáo kế toán quản trị định hướng sẽ hoàn thiện.

– Mô hình bộ máy kế toán quản trị cũng sẽ được chú trọng hoàn thiện.

5. 3. Giai đoạn nghiên cứu mô hình kế toán quản trị cổ phần từng ngành

Với từng loại doanh nghiệp sẽ có định hướng xây dựng mô hình kế toán quản trị cổ phần khác nhau. Có thể kể tới những doanh nghiệp đi đầu phát triển kế toán quản trị ở giai đoạn 3 như sau:

– Kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất: mô hình áp dụng tiến hành để phân loại chi phí, xây dựng dự toán đối với nguồn chi phí trong sản xuất kinh doanh, đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của từng bộ phận trong quá trình hoạt động.

– Kế toán quản trị Doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ sẽ tiến hành vừa phân loại vừa lập dự toán nguồn chi phí, phân tích để kiểm soát với nguồn phí để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong kinh doanh.

– Trong đơn vị sản xuất bánh kẹo thì chú trọng vào việc hoàn thiện các vấn đề về mô hình, tổ chức của kế toán quản trị cổ phần, xử lý và phân tích cũng như cung cấp nguồn thông tin trong kế toán quản trị,…

5. 4. Giai đoạn 4 – Nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán quản trị

Giai đoạn này có hai nhiệm vụ chính đó là đưa ra các giải pháp về hệ thống thông tin kế toán ở tại những tập đoàn kinh tế và xây dựng mô hình chi phí đối với hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp về may mặc. Nhìn chung với những nội dung nghiên cứu được qua ba giai đoạn thì đến giai đoạn thứ 4 này hoàn toàn có được cơ sở để mọi nội dung trở nên sâu sắc và đúng bản chất hơn.

6. Công việc của kế toán quản trị

Dưới đây là những công việc của kế toán quản trị cần phải làm trong thực tế:

  • Chuẩn bị, xem xét và phân tích báo cáo tài chính, quản lý và thực hiện kế hoạch thường xuyên
  • Tổng hợp chi phí làm cơ sở tính giá thành sản phẩm
  • Hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí chung
  • Kiểm tra các tài khoản và chứng từ liên quan đến công ty
  • Phân tích toàn diện dữ liệu kế toán và lập báo cáo quản trị
  • Phân tích thông tin kế toán quản trị theo yêu cầu của cấp trên

7. Học kế toán quản trị ở đâu tốt

Sau khi tìm hiểu nhiều Trung tâm đào tạo, Phân tích báo cáo tài chính thấy Khóa học kế toán quản trị tại Kế toán Lê Ánh được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và phản hồi học viên tốt nhất.

#Giới thiệu khóa học

Khóa học kế toán quản trị tại Kế toán Lê Ánh được thiết kế nhằm cung cấp cho những nhà quản trị, những kế toán nội bộ phương pháp quản lý tài chính và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

#Vì sao nên lựa chọn khóa học kế toán quản trị tại Kế toán Lê Ánh

Khóa học kế toán quản trị tại Kế toán Lê Ánh có những điểm khác biệt so với các khóa học khác như:

– Đội ngũ giảng viên trên 10 năm kinh nghiệm, đang làm nghề và có kiến thức sâu rộng về kế toán tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp.

– Nội dung khóa học bài bản theo lộ trình, được thiết kế bám sát thực tế và các công cụ phần mềm phân tích tính toán mới nhất.

– Cung cấp các tài liệu tham khảo và bài tập giúp học viên củng cố kiến thức và áp dụng vào thực tế công việc như các báo cáo quản trị, file excel phân tích mẫu.

– Hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc trọn đời.

– Giá thành hợp lý và đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Với những điểm khác biệt trên, khóa học kế toán quản trị tại Kế toán Lê Ánh được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả trong việc giúp học viên nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kế toán quản trị.

#Khóa học kế toán quản trị gồm những nội dung gì?

1. Phần 1: Giới thiệu kiến thức chung và cách tiếp cận kế toán

2. Phần 2: Quản trị chi phí hiệu quả

2.1. Hệ thống báo cáo chi phí

– Chi phí trong kinh doanh

– Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định

– Phân tích chi phí hỗn hợp

2.2. Báo cáo thống kê đo lường

– Các nguyên tắc đo lường và báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh

– Biên lợi nhuận và mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận

– Phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu

– Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

– Các tình huống áp dụng thực tế

3. Phần 3. Lập kế hoạch, ngân sách và dự báo (2 buổi)

3.1. Cơ bản về lập ngân sách

3.2. Kỹ thuật dự báo

3.3. Phương pháp lập ngân sách

3.4. Kế hoạch lợi nhuận hàng năm và văn bản giải thích

3.5. Hoạch định và phân tích cấp cao

4. Phần 4. Hệ thống báo cáo xu hướng

5. Phần 5. Ra quyết định trong kế toán quản trị

6. Phần 6. Thẩm định tài chính các quyết định đầu tư

#Thông tin giảng viên

Giảng viên của trung tâm Kế toán Lê Ánh đều là những chuyên gia lâu năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp lớn. Họ luôn được học viên đánh giá cao bởi chuyên môn cùng sự giảng dạy tận tụy, nhiệt tình, dễ hiểu.

#Lợi ích học viên nhận được từ khóa học kế toán quản trị

  • Biết cách thức để tổ chức một bộ máy kế toán;
  • Hiểu được vai trò của bộ phận kế toán trong công tác quản lý điều hành công ty;
  • Biết cách yêu cầu bộ phận kế toán phải làm những gì;
  • Biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập và trình lên;
  • Biết cách sử dụng những thông tin và báo cáo do kế toán cung cấp để phục vụ công tác quản lý điều hành;
  • Hiểu được mối quan hệ giữa bộ phận kế toán và các phòng, ban, bộ phận khác trong toàn công ty;Biết cách sử dụng dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán khi có nhu cầu
  • Được các chuyên gia về tài chính – kế toán hướng dẫn từ buổi đầu đến buổi cuối cùng

#Thông tin liên hệ

Với những ưu điểm trên có thể khẳng định rằng Kế toán Lê Ánh là địa chỉ học kế toán quản trị tốt nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký học khóa học kế toán quản trị vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ với Kế toán Lê Ánh ngay để được hỗ trợ, tư vấn.

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

> Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *